Bệnh ghẻ ở thỏ là bệnh ngoài da rất dễ nhận thấy và cũng rất phổ biến ở thỏ do ký sinh trùng gây ra. Cách để nhận biết bệnh ghẻ ở thỏ là vùng da bị ghẻ sẽ sần sùi và có màu đỏ như vết xước trên da.

Bệnh ghẻ ở thỏ.

Contents

1. Bệnh thỏ thể hiện ở hai dạng

Thỏ bị ghẻ ở đầu: do vật ký sinh Notoedres làm thỏ nổi ghẻ ở vùng đầu bao gồm ở mắt, mũi, 2 bên mép miệng, cổ, gáy. Và có nguy cơ lây ra khắp cơ thể do thỏ dùng móng để gãi ngứa thì nó lây sang cả móng và bàn chân của thỏ. Đôi khi, thỏ dùng lưỡi để liếm vùng quanh mép rồi liếm xuống hậu môn và cơ quan sinh dục làm cho cả 2 nơi đó cũng bị ghẻ do thỏ đã truyền bệnh trực tiếp từ miệng của mình.

Thỏ bị ghẻ ở tai: do vật ký sinh Psoroptes gây ra ghẻ ở tai của thỏ. Bệnh này gây ghẻ ở bên trong tai và ở vành tai của thỏ. Làm cho vùng lông ở đây không còn dày.

2. Triệu chứng của bệnh ghẻ ở thỏ

Lông không còn mướt và đều đặn như bình thường, trên người bắt đầu xuất hiện những đốm đỏ thì chứng tỏ bé thỏ kiểng mini cầm tay của bạn đang bị bệnh ghẻ, người nuôi thỏ có thể nhìn bằng mắt thường.

Bệnh ghẻ xuất hiện thường xuyên ở thỏ.

Những vết đỏ bắt đầu có lớp trông giống như vảy cá. Nếu vết ghẻ đó bạn chưa kịp xử lí thì sau một thời gian nữa nó sẽ hình thành mủ sưng lên có màu hơi đục và khô.

Khi đã xuất hiện mủ thì có thể thỏ đã bị viêm nhiễm và làm cho những chú thỏ của bạn bị nhiễm độc do mục mủ ghẻ đó tiết ra, đôi khi thỏ sẽ bị mất máu và ngủ không yên, thỏ cũng không muốn ăn dẫn đến việc thỏ chết dần nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Cách điều trị bệnh ghẻ cho thỏ

Hiện nay, cách điều trị bệnh ghẻ ở thỏ đang được chủ nhân của các bé thỏ cưng rất quan tâm, nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như vệ sinh của chúng. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ lây lan ra khắp người, lúc đó sẽ rất khó chữa và dễ bị lây lan sang người.

Đối với bệnh ghẻ ở thỏ bạn cần kết hợp cả thuốc tiêm và thuốc bôi để đạt hiệu quả nhanh nhất nhé.

Thuốc tiêm điều trị bệnh ghẻ cho thỏ bạn chỉ có thể dùng thuốc Biovermectin để trị bệnh ghẻ này. Bạn cần tiêm theo hướng dẫn ở bao bì tránh tiêm quá liều lượng sẽ không tốt cho sức khỏe của thỏ. Và khi dùng thuốc tiêm bạn nên lưu ý, chỉ nên tiêm cho thỏ khi hạn sử dụng của thuốc trong 6 tháng, tránh để quá lâu thuốc sẽ không có tác dụng nữa.

thuoc boi tri ghe cho tho
Thuốc tiêm chữa trị bệnh ghẻ cho thỏ.
Công dụng và liều lượng, cách dùng của thuốc bôi trị bệnh ghẻ cho thỏ.

Thuốc bôi trị ghẻ ở thỏ: Dùng khăn thấm nước muối ấm chườm lên vùng ghẻ để làm mềm ghẻ, sau đó dùng bàn chải để loại bỏ ghẻ, để ráo rồi bôi thuốc. Bôi dung dịch DEP rồi bôi thuốc mỡ kẽm oxit lên vùng da bị ghẻ ngày một lần hoặc cách ngày một lần. Áp dụng liên tục 3 – 5 ngày.

4. Cách phòng bệnh ghẻ ở thỏ

Chuồng thỏ hoặc nơi thỏ ở phải khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh và xử lý phân, nước tiểu của thỏ và các loại rác khác hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng phải phun thuốc sát trùng nơi ở của thỏ thường xuyên.

Bạn cần chải lông 1 tháng 1 lần bằng bàn chải mềm thấm dung dịch hỗn hợp 10 phần cồn 70 độ với 1 phần bột kim loại magiê (Mg). Ngoài ra, bạn cần phải cắt ngắn móng chân của thỏ và mua cỏ mài răng cho thỏ, mục đích để thỏ không làm xước các vùng đầu và tai của chúng.

Bên cạnh đón, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Ivermectin 0,1% để tiêm phòng bệnh ghẻ ở thỏ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại một lần.

Thường xuyên kiểm tra lông, da thỏ, nhất là bé thỏ của bạn đã từng bị ghẻ. Nếu bạn nuôi nhiều bé thỏ trong nhà, khi phát hiện một bé thỏ bị ghẻ cần sớm chuyển nuôi riêng, cách ly và điều trị kịp thời.

Shop Thỏ Đan Phượng

Địa chỉ shop: Số nhà 12, ngõ 577 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Địa chỉ trang trại: Thôn Thượng Trì – Liên Hồng – Đan Phượng – Hà Nội

Số điện thoại: 0978 900 824 –  0985.633.717

Quý khách cần hỗ trợ?
0978 900 824
Hotline
Liên hệ