

Khi mua thỏ kiểng mini bạn cần lưu ý những điểm sau để chọn được bé thỏ khỏe mạnh nhé
Thỏ kiểng rất đáng yêu, nên trước khi quyết định nuôi chúng, bạn cần tìm hiểu thật kỹ tập tính, đặc điểm và những đồ dùng cần thiết như:
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thỏ ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho chúng. Bạn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng và các loại thức ăn cho thỏ tại mục tin tức nhé.
Phụ kiện đáng yêu cho thỏ
Những loại thức ăn chăm sóc thỏ kiểng
Những cảm nhận thực tế của khách hàng
Cập nhật tin tức, kỹ thuật nuôi, chăm sóc thỏ cảnh
Frequently Asked Questions (FAQ) – Câu hỏi thường gặp của khách hàng về Thỏ cảnh (kiểng) được Thỏ Đan Phượng trả lời trực tiếp tại đây. Các câu hỏi liên quan cách chăm sóc, cách nuôi, chế độ dinh dưỡng, thức ăn, tuổi thọ, các vấn đề về sức khỏe khác.
Trên quy mô những thú cưng được nuôi phổ biến trên toàn thế giới, thỏ đứng vị trí thứ 3, chỉ sau chó và mèo.
Tuổi thọ trung bình của thỏ sống được khoảng 6 đến 8 năm.
Cân nặng trung bình của các bé thỏ cảnh được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam khoảng 1kg đến 2kg. Một số giống thỏ khổng lồ có cân nặng khoảng 8kg đến 15kg.
Một trong những nhu cầu cơ bản nhất của thỏ là mong muốn được tương tác và giao tiếp với những con thỏ khác. Cả con người và các vật nuôi khác, không thể đáp ứng nhu cầu này. Ngay cả một đứa trẻ dành vài giờ mỗi ngày với con thỏ của nó cũng sẽ không bao giờ có thể thay thế một con thỏ. Không bao giờ nên nuôi một con thỏ một mình.
Bất kỳ ai muốn sở hữu những con vật này nên cân nhắc nhận nuôi ít nhất hai con thỏ trở lên, tốt nhất là một cặp để được trung hòa.
Tất cả các con thỏ đều cần không gian rộng rãi để chạy nhảy và tập thể dục. Một chuồng thỏ tiêu chuẩn không đủ để làm nơi ở lâu dài. Thỏ trong cuộc sống hoang dã cần đc chạy nhảy, đi lại, đào bới, đào đường hầm và đào hang. Tất nhiên chủ nuôi Thỏ trong nhà thì ko thể đáp ứng hết đc nhu cầu đó.
Thỏ của bạn nên có một khu riêng quây lại rộng rãi với các nơi ẩn náu và được vận động thể dục thường xuyên. Một con thỏ phải ngồi trong một cái lồng nhỏ biệt giam cả ngày sẽ bị khủng hoảng về mặt tinh thần. Do đó, hãy đảm bảo rằng bé thỏ cảnh của bạn được tập thể dục vài giờ mỗi ngày.
Ngoài chỗ ngủ, khu nuôi thỏ cần được trang bị cỏ khô, bát nước, điều kiện ẩn náu và khay đi vệ sinh nên có gỗ lót khử mùi, bạn có thể dễ dàng thay khay vệ sinh.
Răng của loài gặm nhấm không ngừng phát triển và phải bị mài mòn theo nhu cầu tự nhiên để gặm nhấm. Nên bạn cần chuẩn bị thanh cỏ mài răng cho thỏ cảnh của bạn nhé.
Độ tuổi thích hợp nhất khi trao nuôi vào khoảng 2 đến 3 tháng tuổi, độ tuổi thỏ đã cai sữa mẹ.
Một điều bạn nên biết rằng thỏ cảnh không thích được ôm, nên việc bế thỏ đúng cách rất quan trọng, tránh làm cho con thỏ của bạn hoảng sợ.
Chúng ta không nên tắm cho thỏ khi còn quá nhỏ. Thỏ được khoảng 4 tháng tuổi thì mới bắt đầu cho thỏ tắm nhé. Nếu bạn thấy thỏ của mình bị bẩn thì hãy dùng khăn nước ấm rửa sạch cho chúng là được nhé.
Cả con đực và con cái đều nên triệt sản để phòng tránh những bệnh liên quan đến đường sinh dục như ung thư buồng trứng ở thỏ cái và ung thư tinh hoàn ở thỏ đực, giúp thỏ không bị động dục, tăng tuổi thọ cho thỏ.
Thường thì bạn nên triệt sản thỏ khi thỏ được trên 6 tháng tuổi. Thỏ cái sẽ thực hiện cắt buồng trứng, còn thỏ đực sẽ cắt tinh hoàn.
Mỗi giống thỏ đều có vẻ đẹp và tính cách đáng yêu riêng, mỗi người lại yêu thích các giống thỏ khác nhau, nên việc lựa chọn ra giống thỏ nào tốt nhất sẽ rất khó. Tuy nhiên, bạn không nên ưu tiên mua những giống thỏ cảnh mini giá rẻ, chúng sẽ không tốt như những giống thỏ cảnh đắt hơn.
Bạn nên mua những giống thỏ có kích cỡ nhỏ vì chúng sẽ sống lâu hơn. Nhưng các giống thỏ to lại có tính cách ngọt ngào hơn, thích được ôm và gần gũi với chủ hơn.
Là những con thỏ lai tạp nhiều lần và đã ở Việt Nam thời gian dài, nên chúng có thể thích ứng được với khí hậu và môi trường ở Việt Nam. Nên việc nuôi thỏ Việt làm cảnh cũng rất bình thường bạn nhé.
Thỏ Đan Phượng với hơn 8 năm trên thị trường đã khẳng định được thương hiệu uy tín, cung cấp ra thị trường đa dạng tất cả các loại thỏ cảnh phổ biến nhất tại Việt Nam. Bạn có thể mua thỏ cảnh mini tại Hà Nội theo địa chỉ sau: Số 12, Ngõ 577 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội. Hoặc đặt hàng Online tại website: https://thocanh.com/ nhé!
Việc ăn, ngủ, chơi của thỏ sẽ phụ thuộc vào môi trường bé thỏ đó đang sống, thói quen của các bé thỏ là khác nhau, có bé thích chơi đùa, ăn nhiều vào ban ngày còn ban đêm sẽ ngủ, có bé thì lại ngược lại. Nên bạn cứ để đồ ăn vào lồng của chúng, khi đói chúng sẽ tự ăn nhé.
Hoàn toàn được bạn nhé, khi nhiệt độ ngoài trời đang nắng nóng cao hơn 28 độ, bạn nên cho thỏ nằm trong điều hòa ngay nhé, vì thỏ rất dễ bị đột quỵ do nhiệt độ cao. Thỏ có thể chịu được nhiệt độ lạnh, tuyết rơi, nhưng không chịu được nhiệt độ nắng nóng.
Thỏ rất sợ môi trường mới hay nghe những âm thanh lạ. Nhưng có rất nhiều người đã huấn luyện được thỏ đi máy bay, đi chơi, đi tắm biển, đeo xích cho thỏ để đưa đi chơi….
Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý nhiệt độ bên ngoài phải mát mẻ dưới 28 độ C để đưa em thỏ đi chơi nhé. Đặc biệt, môi trường phải an toàn, không có chó, mèo hay các con vật ăn thịt nhé.
Và việc đưa thỏ đi chơi bạn cũng nên huấn luyện từ từ cho chúng chơi ở những nơi vắng vẻ trước sau đó mới tiếp cận những khu vực đông đúc hơn nhé. Tại shop Thỏ cảnh mini Hà Nội có rất nhiều mẫu balo, túi đưa bé đi chơi rất tiện lợi nhé.
Thời gian mang thai trung bình của thỏ là 30 ngày, có thể kéo dài từ 28 đến 32 ngày.
Thỏ có thể giao phối để sinh sản được phải có độ tuổi ít nhất là 3 tháng tuổi trở lên (Đây là thời gian thấp nhất). Độ tuổi trung bình để thỏ có thể sinh sản được là 6 tháng tuổi.
Thỏ không thể mang thai khi chúng chỉ có một mình.
Không giống như con người, thỏ có cơ tiêu hóa rất yếu. Thức ăn không thể vận chuyển qua dạ dày và ruột bằng cách co bóp các cơ. Do vậy, thỏ cảnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng của thỏ tại đây! (link bài viết).
Các loại rau xanh thỏ yêu thích nhất như: rau cải xoăn, rau xanh cà rốt, lá su hào, rau bina và tất cả các loại thảo mộc nhà bếp.
Thực ra, bé thỏ nào cũng thích ăn cỏ nén hay các thức ăn vặt hơn là ăn cỏ. Vì cỏ là chất xơ, nó không có vị thơm ngon, nhưng chất xơ là chất bắt buộc phải cho chúng ăn. Vì vậy bạn nên trộn cỏ nén và cỏ khô vào nhau rồi cho chúng ăn nhé. Đặc biệt, bạn nên lưu ý không nên cho chúng ăn quá nhiều cỏ nén.
Bạn nên ưu tiên cho bé thỏ của bạn ăn các loại quả tươi, quả khô không đường trước khi bạn đi mua đồ ăn vặt ở các shop thỏ cảnh, hoặc nếu đi mua ở ngoài thì bạn nên chọn những shop uy tín để mua những đồ ăn vặt cho thỏ đảm bảo, an toàn.
Lưu ý: bạn không nên cho thỏ ăn các loại thức ăn vặt của người và các loại động vật khác nhé. Vì khi đó thỏ sẽ không thể tiêu hóa được, gây chướng bụng, đầy hơi. Nhớ bạn nhé! Chỉ cho thỏ ăn thức ăn của thỏ thôi nhé.
Nước là thực phẩm không thể thiếu đối với thỏ. Việc uống nước giúp quá trình trao đổi chất và giúp bé thỏ cảnh của bạn có thể tồn tại được. Vậy nên, bạn cần phải trang bị bình nước sạch trong chuồng thỏ nhé.