Cách nuôi thỏ con trong nhà vốn dĩ không khó tuy nhiên có những điều rất nhỏ nếu bạn không nắm được có thể sẽ làm thỏ không sống được, hoặc mắc bệnh mà chết. Cùng THỎ ĐAN PHƯỢNG tìm hiểu cách chăm sóc thỏ con tại nhà, hoặc nuôi thỏ cảnh/thỏ kiểng trong vườn nhà dưới đây nhé:

Contents

1. Thỏ khá nhạy cảm với những thay đổi về thức ăn

Thỏ là giống vật nuôi rất nhạy cảm với thức ăn mới và thức ăn chứa nhiều nước, cách chăm sóc thỏ cũng đặc biệt hơn các giống thú cưng khác. Do vậy, trong cách nuôi thỏ con trong vườn nhà cần chú ý phải thực hiện chế độ ăn uống khoa học, không cho thỏ ăn những thức ăn lạ, chứa nhiều nước, sẽ làm cho thỏ cảnh của bạn dễ bị tiêu chảy. Nên cho thỏ ăn thức ăn quen thuộc, những thức ăn khô.

2. Tạo cho thỏ phản xạ có điều kiện về ăn uống

Chủ yếu là thời gian và trình tự các loại thức ăn được cung cấp, phản xạ này giúp cho thỏ tiết dịch tiêu hoá và tăng tính thèm ăn (cần lưu ý là ban đêm thỏ ăn gấp đôi ban ngày). Thứ tự cho ăn có thể như sau: buổi sáng đầu tiên cho thỏ uống nước, tiếp theo cho ăn thức ăn hạt hay thức ăn hổn hợp và 16 giờ chiều cho ăn thức ăn xanh; chiều cho ăn các loại thức ăn củ quả.

Đại bộ phận thức ăn thô xanh cần cho ăn vào buổi chiều và tối. Về mặt sinh lý tiêu hoá thỏ hạn chế trong việc xáo trộn thức ăn vì dễ dẫn đến xáo trộn tiêu hoá. Khi chuyển thức ăn từ khô sang tươi hay ngược lại cần phải tiến hành thay dần không nên đột ngột, hay là có loại thức ăn mới chưa cho thỏ ăn bao giờ cần cho ăn thử và tăng dần, tránh cho ăn lần đầu quá nhiều (ngay cả trong trường hợp thỏ thích ăn) dễ làm cho thỏ chết vì khó tiêu hoá.

3. Thức ăn cho thỏ phải vệ sinh sạch sẽ

Các loại cỏ và rau xanh cho thỏ ăn nên được thu hoạch ở trên cạn để tránh thỏ bị nhiễm cầu trùng hay sán lá. Nếu rau cỏ bị ngập hay trồng nơi ẩm ước thì cần phải rửa nhiều lần cho sạch sẽ, tránh bùn đất dính vào, cũng có thể phơi hơi khô. Cần chú ý rửa máng ăn thường xuyên, các loại thức ăn mốc hay kém phẩm chất dễ gây ngộ độc cho thỏ (gây bệnh viêm ruột). Nước uống cần để sẵn trong lồng thỏ và không nên cho thỏ uống một lần quá nhiều nước.

4. Không gian sống thoáng mát, sạch sẽ cho thỏ cảnh

Môi trường sống cũng rất quan trọng, thỏ thích môi trường sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, nên bạn cần vệ sinh sạch sẽ lồng/chuồng thỏ. Đặc biệt, cần xử lý phân thỏ một cách hơp lý để không bị mùi hôi.

Bạn có thể cho thỏ tự do chạy trong nhà, ngoài sân vườn. Để giữ an toàn cho chúng, bạn cần đề phòng hệ thống dây điện và các vật dụng nguy hiểm khác mà thỏ có thể sẽ nhai. Đối với hầu hết thỏ, tốt nhất nên bắt đầu ít nhất là với một cái lồng trong nhà. Điều này cho phép chú thỏ của bạn ở đâu đó để ngủ và cho phép bạn đặt chú thỏ ở một nơi nào đó khi có khách trong nhà hoặc bạn cần nhốt chúng trong một thời gian.

Lồng có thể được sử dụng như một khu vực ngủ. Đặt khay vệ sinh bên cạnh và thỏ cũng sẽ học cách sử dụng khu vực đó để đi vệ sinh đúng chỗ. Nếu nuôi thỏ trong vườn nhà rộng lớn có thể bố trí các khay vệ sinh xung quanh nhà để thỏ có nhiều lựa chọn.

✔️ Shop Thỏ cảnh mini Hà Nội: Số 12, ngõ 577 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Hotline: 0978 900 824

Website: https://thocanh.com/

Xem thêm nhiều mẫu thỏ cảnh tại Fanpage: https://www.facebook.com/thocanhmini.hano

Quý khách cần hỗ trợ?
0978 900 824
Hotline
Liên hệ