Chế độ dinh dưỡng cho thỏ thường dễ kiếm hơn so với các loại thú cưng khác. Chủ yếu là các loại cỏ, rau, lá cây là các loại thức ăn dễ kiếm hoặc dễ trồng trong điều kiện gia đình, ít tốn kém.

Thức ăn hỗn hợp của thỏ dùng để nuôi trong điều kiện tập trung không đòi hỏi chất lượng quá cao, chúng ta có thể tận dụng các loại sản phẩm nông nghiệp có sẵn để bổ sung như là lúa, bắp, cám, khoai củ…

Tuy nhiên, việc nuôi một bé thỏ kiểng mini đòi hỏi người nuôi phải nắm rõ được chế độ ăn uống của chúng, hiểu tập tính của giống thỏ kiểng đó.

Không giống như con người, thỏ có cơ tiêu hóa rất yếu. Thức ăn không thể vận chuyển qua dạ dày và ruột bằng cách co bóp các cơ. Động vật gặm nhấm tiêu hóa bằng cách ăn liên tục. Do đó, thức ăn mới luôn được “đè lên” từ phía trên và thức ăn đã ăn được đẩy ra xa hơn.

Do đó cỏ khô phải luôn có sẵn. Tuy nhiên chỉ là thức ăn dự bị. Để đáp ứng các yêu cầu về chất dinh dưỡng, bạn nên cung cấp rau cỏ và trái cây TƯƠI. Đảm bảo rằng thỏ của bạn ăn một chế độ ăn uống đa dạng và đủ chất xơ. Thức ăn, Rau củ khô hay cỏ khô đều không thích hợp làm thành phần chính của chế độ ăn. Cho thỏ ăn rau xanh ít nhất hai lần một ngày. Ví dụ như: cây cỏ, lá cây, Rau xanh (rau cải xoăn, rau xanh cà rốt, lá su hào, rau bina và các loại rau lá xanh khác) và tất cả các loại thảo mộc nhà bếp.

Nếu không tuân thủ quy tắc cho ăn này, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại và các loại rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện. Những con thỏ chủ yếu được cho ăn khô thường khá chậm chạp và không khỏe mạnh. Các bệnh về bàng quang và thận cũng thường là kết quả. Các bệnh về răng miệng cũng có thể trầm trọng hơn.

Cho thỏ ăn một chút thức ăn thô xanh hai lần một ngày là chưa đủ, chúng cần cả ngày lẫn đêm. Không giống như con người chúng ta, thỏ không ăn thành từng bữa mà chỉ ăn một lượng nhỏ nhiều lần. Để cho đường tiêu hóa của Thỏ được nạp một cách đồng đều.

Nếu đường tiêu hóa không được nạp đều (một phần thức ăn thô xanh và sau đó chỉ cỏ khô, v.v.), chứng khó tiêu thường xảy ra. Nó cũng có nghĩa là nhai ít hơn (bệnh răng miệng) và uống ít nước hơn (bệnh đường tiết niệu). Việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng không lý tưởng với việc cung cấp không đồng đều như vậy.

Bất kỳ thực phẩm khô nào (dù là cỏ khô, thảo mộc khô, rễ cây, rau củ khô …) luôn chỉ là một loại thực phẩm BỔ SUNG mà không bao giờ nên chiếm một phần quan trọng của chế độ ăn cho thỏ. Ngay khi cho ăn quá khô, thỏ có thể bị ốm (bệnh đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa, béo phì, chậm chuyển hóa).

12046647_1621979504722185_5650321295411534633_n

Nếu chỉ cho thỏ ăn toàn bộ là rau cỏ thì lượng Protein của thỏ cũng được giải quyết phần lớn, chúng ta bổ sung khi cần thiết. Nhưng hiện tại, các shop bán thức ăn cho thỏ có rất nhiều loại thức ăn không chỉ đáp ứng đầy đủ một chế độ dinh dưỡng cho thỏ con mà cả thỏ trưởng thành và đa dạng các giống thỏ cảnh khác. Việc của bạn là nắm được cơ bản về các loại thức ăn và chế độ ăn của chúng trước khi rước chúng về nhà.

Chế độ dinh dưỡng cho thỏ con!

Contents

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ bao gồm những chất và đinh lượng gì?

Tinh bột

Có chứa nhiều trong cách loại hạt ngũ cốc, sắn, khoai, các loại cám dinh dưỡng, trong quá trình tiêu hóa các chất này sẽ được phân giải thành đường cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng lớn. Nhất là những con thỏ con sau khi chúng cai sữa, hoặc nếu bạn muốn cho bé thỏ cảnh của bạn béo hơn thì cần tăng dần lượng tinh bột lên.

Còn những chú thỏ đã trưởng thành từ 4-6 tháng tuổi, những chú thỏ cái giống nhưng không sinh đẻ thì lượng tinh bột cần phải giảm xuống để tránh khỏi hiện tượng vô sinh do béo phì.

Đặc biệt, khi thỏ đẻ và bắt đầu nuôi con được 20 ngày lượng tinh bột cần phải tăng lên gấp 2-3 lần so với khi nó đang mang bầu.

Giai đoạn này thỏ mẹ phải phục hồi sức khỏe và sản xuất ra sữa để nuôi cho thỏ con bú. 20 ngày sau sức tiết sữa của thỏ giảm thì lượng tinh bột cần thiết cũng được giảm theo.

Đạm

Đạm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cơ thể của thỏ, và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Trong thời kỳ thỏ mẹ mang bầu mà thiểu đạm thì sinh con sẽ rất yếu ớt còi cọc, sức đề kháng của thỏ con cũng kém hẳn xuống. Sữa mẹ của nó rất ít và việc nuôi sống đàn con cũng không cao.

Sau khi thỏ con cai sữa lúc này cơ thể của nó cũng chưa phát triển được hoàn hảo nếu như bị thiếu đạm sẽ còi cọc dễ nhiễm bệnh về sau. Do vậy, đối với thỏ con khoảng từ 1 đến 3 tháng tuổi, bạn cần bổ sung đủ chất đạm cho chúng nhé.

12191702_1621979468055522_2186297753478829283_n

Chất xơ

Trong chế độ dinh dưỡng của thỏ, chất xơ là vô cùng quan trọng. Đối với cơ quan tiêu hóa của thỏ thì hầu như thức ăn thô chiếm phần lớn trong dạ dày của chúng có tác dụng chóng đói, đảm bảo cơ chế sinh lý tiêu hóa diễn ra một cách bình thường nhất.

Đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn thô chủ yếu đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ con. Khi bạn cho nó ăn quá ít lá, cỏ các chất khô, chất xơ thì thỏ sẽ bị ỉa chảy hoặc cho ăn nhiều quá lại sinh ra táo bón.

Các loại cỏ cung cấp nhiều chất xo cho thỏ nhất như: Cỏ Tymothy cho thỏ trưởng thành, Cỏ Alpha, cỏ Linh Lăng đặc biệt phù hợp cho thỏ con.

Vitamin

Cho thỏ ăn nhiều lá, cỏ, rau thì sẽ không dẫn đến việc thiếu vitamin.

Trường hợp cung cấp thiếu vitamin A thỏ sẽ sinh sản rất kém cùng với chứng rối loạn sinh lý do sinh sản nữa. Thỏ con chậm phát triển và nhiễm phải các hội chứng viêm da, niêm mạc, viêm kết mạc và những triệu chứng đường hô hấp khác.

Vitamin E là nhân tố quan trọng đối với thỏ mẹ trong giai đoạn sinh sản nếu thiếu nó thai sẽ phát triển rất kém, trầm trọng hơn nữa thỏ chết khi sơ sinh, thỏ đực thì không được hăng hay tinh trùng kém, tỷ lệ thụ thai thấp xuống.

Trường hợp thiếu vitamin B thỏ sẽ bị viêm thần kinh, nghiêng đầu, chậm lớn, bại liệt cơ thể, kém ăn, thiếu máu. Thiếu vitamin D thỏ sẽ bị còi cọc mềm xương.

12088474_1618338211752981_7426786876416814338_n

Các chất khoáng khác

Là thành phần dinh dưỡng cực kì quan trọng đối với những chú thỏ con được nuôi trong nhà. Thiếu các chất như canxi, phốt pho thỏ sẽ bị còi xương khả năng sinh sản kém thai hay bị chết lưu. Thiếu muối sẽ dẫn đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa, chậm lớn…

Nước uống

Nhu cầu nước uống của thỏ phụ thuộc nhiệt độ không khí, hàm lượng thực vật khô, các thức ăn trong ngày. Khi vào hè thỏ ăn nhiều các thức ăn khô nên cần một lượng nước gấp 3 lần so với thông thường.

Nhu cầu sử dụng nước của thỏ cũng phụ thuộc vào lứa tuổi cùng các thời kỳ sinh trưởng khác nhau.

  • Thỏ giai đoạn vỗ béo – hậu bị giống 0,2-0,5 lít nước/ 1 ngày.
  • Thỏ chửa 0,5-0,6 lít nước/1 ngày
  • Thỏ sau khi đẻ 0,6-0,8 lít nước/ 1 ngày
  • Thỏ giai đoạn tiết sữa tối đa 0,8-1 lít/ 1 ngày.
nuoc la dinh duong khong the thieu cho tho canh
Nước uống không thể thiếu đối với thỏ cảnh, chúng uống bằng các bình uống nước tự động.

12274592_1628346610752141_1883620892241843663_n

Khi cho thỏ ăn các thức ăn xanh như rau, củ, quả mặc dù chúng đã đáp ứng được 60% lượng nước thỏ cần nhưng cũng phải cho nó uống nước. Vì khi thiếu nước thỏ rất dễ chết hơn là thiếu thức ăn. Thỏ không thể nào nhịn khát được đến ngày thứ 2 nó sẽ bỏ ăn gầy xuống rồi chết vào ngày 10-12.

Hãy nắm rõ và chắc những kiến thức cùng nhu cầu dinh dưỡng nếu như bạn muốn nuôi một chú thỏ trong nhà mình nhé!

Lưu ý:

Tất cả chế độ dinh dưỡng kể trên cho một chú thỏ con hay thỏ trưởng thành đều được Thỏ Đan Phượng cung cấp đầy đủ bởi đa dạng những loại thức ăn có sẵn tại shop Thỏ Cảnh mini Hà Nội. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn đang chưa nắm rõ được chế độ dinh dưỡng nuôi thỏ nhé.

 Shop Thỏ cảnh mini Hà Nội, địa chỉ: Số 12, ngõ 577 Thụy Khuê, Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Hotline: 0978 900 824

Liên hệ Fanpage: https://www.facebook.com/thocanhmini.hanoi

Quý khách cần hỗ trợ?
0978 900 824
Hotline
Liên hệ