Việc lựa chọn con giống và cách chăm sóc thỏ sinh sản là 2 kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của những bé thỏ được sinh ra. Để việc nuôi thỏ an toàn và phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần chú ý một số nguyên tắc căn bản trong kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

15085561_1768684260051708_1478925335871992522_n

Contents

1. Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản và chọn thỏ cái làm giống

1.1 Kỹ thuật chọn thỏ cái

Việc chọn được những con thỏ cái làm giống vô cùng quan trọng, nó quyết định lớn đến chất lượng đàn thỏ con sinh ra. Các tiêu chuẩn về hình thể, cân nặng như sau:

  • To con nhưng không quá mập.
  • Dài và rộng ngang nhất là phần mông.
  • Đầu tương đối nhẹ.
  • Lông mướt mịn.
  • Đạt tiêu chuẩn về trọng lượng.

Ngoài các đặc điểm về hình thể, cân nặng rất cần quan tâm đến thỏ mẹ, cần chọn những con thỏ có mẹ đẻ nhiều con (>6 con), nuôi con tốt (con ít chết và mau lớn).

1.2 Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ đẻ (sinh sản)

Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do thiếu khoáng chất và nước.

Thời gian này nên bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết sữa nhiều.

Cần quan xát xem thỏ có đẻ ra ngoài ổ không, có nhổ lông làm ổ ấm không để có tác động hỗ trợ cho chúng như thu gọn con vào ổ, làm ổ cho chúng.

Kỹ thuật quan trọng trong khi chăm sóc thỏ mẹ mới đẻ và thỏ mẹ nuôi con là phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, ổ đẻ, thức ăn nước uống sạch sẽ, vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục khi đẻ, qua tuyến sữa khi cho con bú và qua thức ăn nước uống khi sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Mầm bệnh từ con mẹ rất dễ lan truyền sang đàn con qua đường sữa mẹ và tiếp xúc trực tiếp.

2. Thỏ bao nhiêu tuổi có thể sinh sản?

Thỏ cái từ 12-16 tuần tuổi tùy theo từng giống đã có khả năng giao phối. Tuy nhiên vào tuổi này thỏ cái thành thục chưa đầy đủ, cho nên cho thỏ sinh sản vào tuổi này sẽ có ít sữa, ít con, thỏ con dễ bệnh.

Vì thế phải để thỏ sinh sản ở tuối 8 tháng đối với thỏ đực, và đối với thỏ cái là 6 tháng. Ở các trại giống thường để thỏ cái sinh sản từ tháng thứ 8 và thỏ đực là tháng thứ 10.

Một thỏ đực có thể nhảy 8-12 thỏ cái. Căn cứ vào số lượng này ta tính lượng thỏ đực cần thiết phải nuôi (trung bình 1đực/10 cái).

Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào: Số con thỏ cái đẻ và tình trạng sức khoẻ thỏ cái. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử dụng trong vòng 3 năm nó tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh con, sau đó thì vỗ béo bán thịt. Còn đối với thỏ đực thì cũng có thể sử dụng trong 3 năm tùy tình trạng sức khoẻ và tỉ lệ thụ thai của nó.

3. Kỹ thuật chọn thỏ con làm giống

Kỹ thuật chọn thỏ con làm giống là khâu rất quan trọng, bạn phải chọn được những thỏ con có cha mẹ tốt trong đàn thỏ, chọn những con nhanh nhẹn làm thỏ giống, những con thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn khoảng 6 tuần tuổi thay vì 3-4 tuần.

Sau khi đã cai sữa thỏ thì nên tách riêng đực và cái ngay lúc đó hoặc có thể đợi sau 1-2 tuần. Cần thiết tránh những kích thích liên tục đối với thỏ như đi xa, tẩy giun và tiêm phòng.

Khi cai sữa thỏ con thì ta bắt thỏ mẹ ra khỏi chuồng và để thỏ con ở lại chuồng cũ để tránh thay đổi về mặt chuồng trại, di chuyển. Tiêm phòng cho thỏ phải tránh lúc thỏ yếu và 2 lần tiêm phải cách nhau khoảng 1 tuần.

12552810_1645349122385223_6050303533545034917_n

Khi thỏ được 4 tháng thì tách riêng từng con và nuôi trong lồng riêng, sau đó đánh số thỏ giống để phân biệt và lập phiếu kiểm soát sinh trưởng và sinh sản của thỏ cái và thỏ đực.

4. Kỹ thuật chọn và nuôi thỏ đực làm giống

4.1 Chọn thỏ đực

Thông thường thỏ con sẽ được thừa hưởng những đặc tính về sức khỏe, hình thể, cân nặng từ thỏ đực nhiều hơn thỏ cái nên ta cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chuẩn sau:

  • To con, đầu to vừa
  • Lưng rộng
  • Chân sau to
  • Ngực, mông và vai to
  • Mạnh dạn và nhanh nhẹn
  • Đạt tiêu chuẩn về trọng lượng

4.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng thỏ đực

Thỏ đực đạt yêu cầu phải có tỉ lệ thụ thai cao, trung bình trên 70%. Tránh để thỏ đực quá béo hay quá gầy. Không cho ăn quá nhiều làm cho thỏ đực lười, sản xuất tinh trùng kém. Thỏ đực ngoài cho ăn rau cỏ cần bổ sung thêm khoãng 50g lúa, bắp hay đậu mỗi ngày.

Thức ăn cần giàu đạm (đậu tương, khô dầu dừa…) và vitamin nhất là vitamin A (cà rốt, khoai lang…) và E (rau xanh, đậu tương, bột cá…) vì chúng có vai  trò quan trọng trên cơ sở phát triển tế bào và mô cơ.

Đối với thỏ đực có thể cho ăn lúa 3 ngày liên tục để giúp tang tỉ lệ thụ thai. Thường 1 thỏ đực có thể phối cho từ 8-12 thỏ cái. Tuổi thỏ đực có thể bắt đầu sử dụng để phối giống là từ 8-10 tháng tuổi.

✔️ Shop Thỏ cảnh mini Hà Nội: Số 12, ngõ 577 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Hotline: 0978 900 824

Website: https://thocanh.com/

Quý khách cần hỗ trợ?
0978 900 824
Hotline
Liên hệ